Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Motorola Photon Q 4G LTE: Mạnh mẽ!

Trước đây, phím QWERTY, hay phím trượt QWERTY đều là những phần rất quan trọng cấu thành nên một thiết bị smartphone hàng đầu. Nhưng dần dần, các thiết bị cảm ứng đang từng ngày thế ngôi chúng. Phải chăng, thiết bị truyền thống QWERTY một thời đang dần bị lãng quên?

 

Vâng, có thể là phân khúc người sử dụng phím QWERTY đã không còn tăng cao như trước, nhưng nó dường như không thể thiếu đối với đại đa số người dùng. Thậm chí, có nhiều người không thể tách rời bàn phím QWERTY với những tiện lợi vốn có của nó, bạn không thể quên đi những cảm giác thích thú khi nhắn tin cùng ai đó, soạn email, các phím tắt chuyên dụng v..v.

Và hôm nay, Motorola đã đem đến cho người một thiết bị Android QWERTY mới, với những thành công nhất định của dòng Photon đã ra mắt vào năm ngoái, Motorola quyết định cho ra mắt phiên bản mới của dòng Photon với Motorola Photon Q 4G LTE, điểm ấn tượng của thiết bị này chính là bàn phím trượt QWERTY hỗ trợ cảm ứng Android có màn hình 4,3-inch, hiển thị công nghệ ColorBoost, kèm theo đó là máy ảnh 8-megapixel, vi xử lý lõi kép tốc độ 1,5GHz và Android 4.0 được cài sẵn. Đây thực sự là một thiết bị Android hỗ trợ phím QWERTY mạnh mẽ, nhưng liệu nó có đủ sức cạnh tranh với các thiết bị Android đồng cấu hình khác. Các bạn hãy cùng chúng tôi đánh giá chi tiết sản phẩm “Motorola Photon 4G LTE

 

 

Ở cái nhìn đầu tiên, Photon Q 4G LTE không khác nhiều so với người anh trai Photon 4G, như là màu sắc, kích thước và các góc cạnh xung quanh máy. Điều đáng tiếc là Photon Q không hỗ trợ chân chống như Photon, có lẽ nhà sản xuất đã lượt bớt để tiết kiệm kinh phí cho bàn phím QWERTY của Photon Q. Kích thước tuy bằng nhau, nhưng Photon Q dày hơn 1,5mm so với Photon là 12,2mm và trọng lượng cũng nặng hơn với 172 gam.

So sánh kích cỡ Motorola Photon Q 4G LTE với 1 số thiết bị khác

 

Bàn phím trượt QWERTY của Photon Q có 5 hàng. Thật tuyệt vời khi Motorola đã trang bị đầy đủ các phím, mức độ phản hồi các phím khá tốt, cách bố trí cũng rất thoáng, rất dễ để nhận biết và không bị rối. Có khá nhiều phím phụ, bao gồm các mũi tên chỉ hướng cơ bản và một phím tab. Có thể phím không tốt như trên các dòng Bold của BlackBerry, nhưng bàn phím trên Photon Q khá tốt và dễ chịu khi gõ.

 

Các nút vật lý cần thiết nằm xung quanh thiết bị, bao gồm cả nút chuyên dụng để chụp ảnh, nằm bên phải. Chúng tôi thích cách bố trí của Motorola, rất hài hòa và dễ dàng thao tác. Cạnh trái là cổng micro USB và microHDMI, có vẻ như Photon Q 4G LTE khá lỗi thời khi chưa được Motorola cung cấp cho cổng MHL (Mobile High Definition) thay vì HDMI. Mặt sau Photon Q khá mềm mại, cách thiết kế cũng gọn gàng, làm cho thiết bị khá thoải mái để cầm, nắm.

Cạnh phải

Đỉnh đầu

Cạnh trái

Điểm làm chúng tôi thất vọng trên thiết bị này chính là pin không thể tháo rời, với dung lượng 1785mAh, việc bổ sung thêm pin dự trữ cho Photon Q là một điều thật sự cần thiết.

Mặt sau

Nhưng điểm làm chúng tôi thích thú trên thiết bị này là chất lượng mà Motorola đã hình thành nên. Photon Q cầm nắm khá chắc chắn, cơ chế trượt bật ra khá trơn tru, cứng cáp, tạo cho bạn cảm giác rất yên tâm khi sử dụng. Nói chung, Motorola Photon Q hoạt động khá mượt mà, và không có điểm gì chúng tôi có thể phàn nàn với những hỗ trợ rất truyền thống này.

 

Photon Q sở hữu một màn hình có kích thước 4,3-inch độ phân giải qHD. Mật độ điểm ảnh mang lại là 256ppi, tuy kích cỡ và điểm ảnh không cao như các sản phẩm đình đám, Samsung Galaxy SIII 4,8-inch, HTC EVO 4G LTE 4,7-inch. Nhưng màn hình Photon Q hiển thị khá tốt.

Giống như người anh em Atrix HD, màn hình Photon Q được trang bị công nghệ ColorBoost, màu sắc sẽ trở nên tươi sáng và rực rỡ hơn. Motorola cũng nhấn mạnh,  ColorBoost cung cấp màu sắc bão hòa của OLED và hiệu quả mang lại như trên LCD. Cho dù với một độ phân giải màn hình thấp, nhưng mức độ hiển thị của màn hình vẫn rất tốt, màu sắc có độ sâu, và nhiều sáng.

 

Photon Q 4G LTE được cài sẵn hệ điều hành Android 4.0 Ice Cream Sandwich, phiên bản 4.0.4. Và giao diện cũng không khác trên Motorola Atrix HD mà chúng tôi đã đánh giá gần đây, điểm khác biệt chính là không hỗ trợ các ứng dụng nhà mạng AT&T như trên Atrix HD. Giao diện BLUR của Motorola khá giống với Vanilla cơ bản của Android. Màn hình khóa vẫn giữ nguyên thiết kế vòng tròn của Ice Cream Sandwich. Nhưng bổ sung thêm các phím tắt như camera, nhắn tin (text) và gọi điện (phone). Motorola vẫn giữ được nét riêng của mình với các biểu tượng cơ bản của hệ thống, như ứng dụng lịch (Calendar) và máy tính (Calculator). Đây là một trong những điều rất cơ bản của dự án mã nguồn mở AOSP (Android Open Source Project), có thể hiểu nôm na là Motorola đã lấy mã nguồn mở do google cung cấp, để về gây dựng nên bản sắc riêng cho giao diện BLUR của mình.

Ngoài tính tiện lợi sẵn có, các widget đồng hồ, thông tin thời tiết, dung lượng cụ thể của pin cho ta cái nhìn khá độc đáo và phong cách, không thể lẫn vào bất kỳ các sản phẩm Android nào có mặt trên thị trường. Motorola hỗ trợ thêm một số ứng dụng cơ bản như gọi điện (phone), danh bạ (people), nhắn tin (text) và trình duyệt (browser), bạn cũng có thể mở cửa sổ pop-up các ứng dụng này, bao gồm trong đó thông tin liên quan, nó không khác mấy so với việc mở thư mục.

Giao diện mặc định Android 4.0 trên Motorola Photon Q 4G LTE

Motorola đã thực hiện đúng những gì Google đang khuyến khích các thiết bị Android 4.0 trở lên, với 3 phím điều hướng cảm ứng trên màn hình (như Galaxy Nexus), điều làm chúng ta dần quên đi các nút cứng hoặc các nút cảm ứng điện dung ở 1 số thiết bị hiện tại. Chúng tôi đang nghĩ rằng, Motorola là một công ty con của Google, nên hãng đang xúc tiến những gì Google đã đề ra với dự án mã nguồn mở đã đề cập trên, AOSP. Nhưng dù sao, việc này cũng giúp Motorola bắt kịp tốt tiến độ phát triển của hệ điều hành Android.

 

Tuy rằng, máy mang những nét rất truyền thống, nhưng vẫn được trang bị 1 cấu hình tốt, với vi xử lý lõi kép Snapdragon S4, tốc độ 1.5GHz, 1GB RAM và 8GB bộ nhớ trong. Hiệu suất mang lại cũng rất đáng để chúng ta chú ý, khi so sánh với các thiết bị cao cấp trên thị trường, số điểm benchmark gần như là ngang bằng với Samsung Galaxy SIII của Sprint, và không quá xa so với HTC EVO 4G LTE.

Có đôi khi, hiệu suất thực tế tốt hơn cả điểm chuẩn. Motorola Photon Q vận hành rất mượt mà. Quá trình chuyển đổi giữa các ứng dụng trơn tru, tổng thể hiệu suất mà Android 4.0 trên Photon Q khá linh hoạt.

Motorola không hỗ trợ các cung cấp lưu trữ trực tuyến như HTC và Samsung với Dropbox, nên đây là một điểm mất lợi thế của Photon Q. Bộ nhớ trong 8GB, trong khi không gian phần mềm cài sẵn chiếm 4,5GB. May mắn là sản phẩm hỗ trợ với khe cắm thẻ nhớ, nhưng không được tặng thẻ nhớ ngay khi đập hộp lần đầu. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, giá cả của của các thẻ nhớ trên thị trường bây giờ không quá cao, một nhược điểm bạn có thể dễ dàng khắc phục.

 

Photon Q cũng sở hữu các tính năng nổi bật của Motorola như Smart Action. Ứng dụng đòi hỏi người sử dụng phải mất thời gian để mò mẫm nó, nhưng bù lại, những tiện ích mà Smart Action đem lại thật sự rất cần thiết. Ngoài ra, máy cũng được hỗ trợ ứng dụng Vehicle Mode, nó tương tự như các ứng dụng trên dòng sản phẩm HTC, ứng dụng này giúp bạn lái xe an toàn hơn với các biểu tượng lớn xuất hiện trong quá trình bạn di chuyển, giao diện cũng thân thiện, bạn có thể dễ dàng tiếp cận chúng. Các phần mềm khác bao gồm QuickOffice và trình duyệt Chrome. Mặc dù Chrome được cài sẵn, nhưng đó không phải là trình duyệt mặc định của thiết bị.

Ứng dụng cài sẵn Smart Action

 

Điều quan trọng mà chúng tôi muốn đề cập ở mục này chính là những hỗ trợ của Motorola về việc mở khóa bootloader. Đối với đa số người sử dụng đôi lúc sẽ không có ý nghĩa gì, nhưng với cộng đồng phát triển chuyên sâu Android thì đây là một lợi thế, bạn hoàn toàn hợp pháp tùy chỉnh những gì mà hệ điều hành mở mang lại. Tuy đây là một lời hứa hẹn của Motorola cách đây 1 năm, nhưng dẫu sao muộn còn hơn là không bao giờ.

Ứng dụng hỗ trợ trên xe ôtô "Vehicle Mode"

 

Photon Q 4G LTE cung cấp cho bạn những tùy chọn kết nối mà bạn muốn. Bạn có thể sử dụng mạng LTE của Sprint, hay 3G nếu mạng lưới LTE không được hỗ trợ. Với mạng quốc tế, Photon Q hỗ trợ 4 băng tần GSM, mặc dù mức giá phiên bản quốc tế và nhà mạng Sprint chênh lệch khá cao. Tất nhiên là Photon cũng hỗ trợ Wi-Fi, GPS, Bluetooh 4.0 và NFC.

Trình duyệt web mặc định

Photon Q được trang bị với 2 trình duyệt, mặc định và Google Chrome. Trình duyệt mặc định thực hiện khá trơn tru, với những thao tác cơ bản như zoom hình ảnh và di chuyển lên xuống, rất mượt mà với hiệu suất mang lại. Nhưng điểm chúng ta cần lưu ý chính là, máy không hỗ trợ Flash cho cả 2 trình duyệt Chrome và mặc định.

 

Giao diện mặc định camera

Motorola trang bị cho Photon Q một camera có cảm biến 8-megapixel, nhưng kết quả mang lại không được tốt như chúng tôi nghĩ. Màu sắc nhợt nhạt và ít chi tiết. Nhưng ở chế độ Close-up, chi tiết hình ảnh mang lại khá tốt, nếu ở cách xa tiêu điểm khoảng 5 feet (~1,5 m), độ nét hình ảnh bắt đầu suy yếu dần.

Hình ảnh chụp ngoài trời

Hình ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng

Chất lượng quay video tốt hơn ở camera, quay video với 1080p và 30 khung hình/giây. Khả năng tái tạo màu sắc kém, nhưng nhìn chung chất lượng và tính lưu động của đoạn video khá ổn. Tạo ra tính ổn định cho hình ảnh mang lại, điều này làm chúng tôi thực sự hài lòng ở Photon Q. Mặc dù với những tác động từ tia sáng lóe lên ở bầu trời và các hạt mưa lớn, nhưng Photon Q vẫn đảm nhiệm công việc quay video quá tốt, bạn có thể xem video thử nghiệm ngay dưới đây:

 

Có lẽ sẽ không có gì nhiều để bàn về mục này, nhưng điểm mà chúng ta cần chú ý chính là, Google Play Music chỉ có thể nạp danh sách nhạc. Các ứng dụng đa phương tiện khác được cài sẵn như Google Play Books, Movies & TV, dùng để đọc sách và xem video.

 

Chúng tôi đã làm 1 cuộc thử nghiệm nho nhỏ về vấn đề này, âm thanh mang lại từ cuộc gọi khá thực tế và không xuất hiện echo, thậm chí còn nghe cả tiếng ồn xung quanh, chúng tôi đánh giá nó khoảng 8,5/10. Tuy rằng âm thanh có hơi rỗng và mỏng, nhưng đó không phải là vấn đề lớn khi tiếp nhận cuộc gọi

Pin dung lượng 1785mAh với 7,5 giờ đàm thoại liên tiếp. Đây cũng chính là điều làm chúng tôi thất vọng như đã đánh giá ở trên, thủ phạm lớn nhất làm hao tổn nhiều năng lượng chính là màn hình. Nhưng nếu bạn sử dụng với tốc độ vừa phải, Photon Q vẫn có thể trụ qua một ngày. Sẽ là 1 ý tưởng tốt nếu bạn giữ thêm cho mình cục sạc khi làm việc ở văn phòng thay vì một quả pin dự phòng, nhưng rất tiếc Photon Q không hỗ trợ việc tháo rời.

 

 

Liệu Motorola Photon Q có phải là dòng điện thoại hỗ trợ bàn phím QWERTY tốt nhất? Câu trả lời là không. Nhưng chúng tôi có thể tự hào đây là một trong những thiết bị hỗ trợ LTE tốt nhất. Photon Q không cung cấp cho bạn một bàn phím QWERTY xuất sắc và hoàn thiện như các thiết bị BlackBerry. Nhưng máy sở hữu một màn hình độ phân giải tốt, và một máy ảnh có cảm biến cao. Tuy rằng có rất nhiều điểm để cần cải thiện thiết bị Motorola Photon Q này, nhưng có lẽ Motorola muốn người dùng chờ thêm một phiên bản nâng cấp mới của dòng Photon vào năm sau. Nhưng điều bạn cần ở một thiết bị Android cấu hình tốt, hỗ trợ phím trượt QWERTY, thì Photon Q chắc hẳn sẽ làm hài lòng bạn. Giá nhà mạng Sprint 149,99USD kèm hợp đồng 2 năm, mua đứt với mức giá 649,99USD (~ 13,5 triệu VNĐ)

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét