Có vẻ như Asus đã rất táo bạo khi liên tục ra mắt những sản phẩm công nghệ với thiết kế độc đáo trong thời gian gần đây và chiếc máy tính 2 màn hình Taichi21 cũng nằm trong xu hướng các thiết bị “ tất cả trong một ” của Asus. Bên cạnh thiết kế bóng bẩy của sản phẩm thì điều làm phân vân người tiêu dùng chính là độ hữu dụng thật sự của sản phẩm.
Mở hộp:
Về cơ bản thiết kế hộp máy và phụ kiện vẫn theo phong cách các dòng sản phẩm công nghệ khác của Asus như Vivoo book, Zenbook hay Fonepad…
Bao da tặng kèm theo máy
Mini DisplayPort kết nối qua cổng micro HDMI để chuyển sang cổng VGA , Usb lan adapter và bút cảm ứng.
Thân máy:
Thực ra mình vẫn thấy dáng dấp của zenbook và vivobook ở phần thân của Taichi từ thiết kế loa, touchpad, bàn phím, bản lề màn hình… Điều này cũng không có gì lạ, vì điểm nhấn của sản phẩm chính là được trang bị một lúc 2 màn hình IPS độ phân giải cao 1920x1080 .
Nhìn từ phía bên trong, Taichi không khác gì so với những chiếc utrabook khác của Asus. Màn hình trong của máy có khả năng chống lóa tốt.
Cạnh phải máy là phím nguồn dạng trượt của Taichi, dạng phím trượt như thế này từng được áp dụng ở một số dòng laptop trước kia của Asus. Mình thích thiết kế phím dạng này, tuy nhiên phím nguồn này của Taichi có vẻ hơi lỏng lẻo.
Cạnh trái máy: điểm khác biệt ở phần thân của Taichi so với một chiếc utrabook thông thường có lẽ là nó xuất hiện nút khóa, volume. Các phím này với phím nguồn được đặt ở cạnh máy do đây là chiếc máy tính lai tablet.
Mặt dưới máy, không có nhiều sự thay đổi về thiết kế.
Màn hình:
Sau đây mình sẽ đi sâu vào chiếc màn hình độc đáo của máy, Taichi được Asus trang bị 2 màn hình IPS 1920x1080 chất lượng rất tốt, bao gồm 1 màn hình cảm ứng ở ngoài và 1 màn hình chống lóa (không cảm ứng) bên trong. Asus đã rất chăm chút cho phần viền màn hình của Taichi, chất liệu nhựa bóng bẩy cùng mặt kính cảm ứng khiến nhìn từ bên ngoài,người tiêu dùng khá dễ nhầm lần đây là chiếc tablet thật sự.
Phía viền trên máy bao gồm phím cảm ứng Window , camera, cảm biến ánh sáng và logo Asus phát sáng ở bên phải.
Phần mình thích ở phần màn hình máy chính là đường viền kim loại chạy dọc theo cạnh màn hình, có thể là nhôm hoặc thép không rỉ. đường viền này giúp Taichi mang đậm chất hitech hơn. Ngoài ra, đường viền này có chức năng chống lại các vết xước bởi khi người dùng sử dụng Taichi như một chiếc tablet thì va chạm với màn hình là điều dễ xảy ra.
Và một điều thú vị là dù được trang bị tới 2 màn hình 11” nhưng độ dày tổng thể của phần màn hình Taichi không hề mục mịch hơn, không khác những chiếc utrabook cơ bản là mấy.
Và vì được trang bị màn hình cảm ứng bên ngoài nên khi tắt màn hình, Taichi như là một chiếc laptop vỏ gương bóng bẩy sang trọng.
Nhược điểm của màn hình này có lẽ là nó không có chức năng chống dấu vân tay và các đường mạch trên panel cảm ứng hiện khá rõ.
Bản lề, bàn phím và touchpad:
Bản lề của Taichi được gia công khá tốt,bản lề mở khá nhẹ, mình có thể mở màn hình chỉ với 1 tay khá dễ dàng.Taichi được trang bị bàn phím Chiclet có hỗ trợ backlit , qua thử nghiệm mình thấy phím khá êm, hành trình phím tốt, không hề có hiện tượng lún (flex) và không quá nhỏ đối với một chiếc laptop 11”.
Điểm khác biệt duy nhất ở bàn phím này là nó được Asus trang bị thêm phím chuyển chức năng tablet –notebook-mirror- Extended bên cạnh phím F12.
Touchpad của Taichi cũng như Zenbook,được thiết kế liền mảnh và khá rộng rãi. Qua sử dụng mình thấy thao tác trên nó khá dễ dàng, phản hồi của touchpad được đánh giá tốt.
Hiệu năng:
Trong phạm vi bài viết này mình không đi sâu vào hiệu năng của Taichi , chiếc máy mình đang test cấu hình Core i7-3517U (1,9GHz), SSD 256gb nên việc thực hiện mượt mà các nhu cầu cơ bản là đương nhiên, các bạn có thể tham khảo qua windows experience index:
Ổ SSD máy tốc độ tầm 300mb/s
Nhiệt độ:
Nếu so với một chiếc laptop thông thường, Taichi chạy khá mát, tản nhiệt của máy chạy êm, làm việc tốt. với cấu hình i7 nhưng nhiệt độ chỉ tầm 45o(core temp báo i5 nhưng thật ra máy mình test là i7)
Tuy nhiên ở chế độ tablet,màn hình máy được đóng lại, mình cảm nhận rõ quạt tản nhiệt hoạt động, và vì cầm như tablet nên sẽ hơi khó chịu vì mặt dưới máy hơi nóng. Phần viền trên của máy (phần có nút window và webcam) nhiệt độ cũng khá cao, có thể nó gây khó chịu cho người dùng hơn việc bị nóng ở phần dưới.
Pin:
Thời lượng pin chính là mối quan tâm của đa số người dùng đối với Taichi, máy được trang bị pin dung lượng 35200mWh, không quá khác với một chiếc utrabook hiện tại.
Và có lẽ máy chỉ có khả năng sử dụng tầm 3h với nhu cầu cơ bản.
Đánh giá thiết kế:
Đánh giá của mình tập trung và chiếc màn hình cảm ứng bên ngoài của Taichi, liệu nó có thật sự hữu dụng như ý đồ của Asus hay không?
Ở chế độ notebook, Taichi đã thực hiện hoàn hảo công việc của mình, máy rất vững chai và cứng cáp.
Khi vừa lấy máy trong hộp ra, mình có cảm giác đây là chiếc tablet thực thụ. Nhưng với một chiếc tablet 1.25kg thì có thể bạn sẽ khó có thể sử dụng máy để chơi game lướt web như bình thường được.Nhược điểm lớn nhất của Taichi có lẽ chỉ có vậy. Trái lại việc sử dụng một thiết bị “all in one” lại có thể cho bạn những trải nghiệm mới lạ và những cái nhìn lạ lẫm của những người xung quanh. Thực tế, nếu bỏ qua yếu tố cân nặng, mọi trải nghiệm trên chiếc tablet này đều rất tuyệt vời bởi máy sở hữu một màn hình rộng, cảm ứng 10 điểm siêu nhạy, mọi thao tác trên window 8 đều trở nên đơn giản.
Thực ra mỗi thiết bị công nghệ hitech phong cách mới ra đời đều phải chịu những luồng dư luận khác nhau, khen có và chê cũng có. Taichi cũng thế, nó mang phong cách rất riêng nên có thể chưa được đại đa số người tiêu dùng chấp nhận, tự trải nghiệm mới là cách bạn đánh giá sản phẩm khách quan nhất!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét