Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Những thất bại thạm hại nhất của làng công nghệ!

1. Apple Lisa

 

Sau thất bại với Apple III, nhiều người cho rằng Apple đã rút ra được một bài học kinh nghiệm, nhưng họ đã lầm. Chiếc Apple Lisa phiên bản đầu năm 1979, được coi là một chiếc máy tính dành cho doanh nhân với giá 2.000 USD, màn hình xanh lá, bộ xử lý 16-bit và ổ đĩa mềm dung lượng lớn. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị ngáng đường bởi sự thay đổi trên cấp lãnh đạo. Ban đầu đây chỉ là một chiếc máy tính tầm thấp, nhưng nó đã bị ảnh hưởng bởi giao diện tương tác đồ họa của Xerox Alto. Trong quá trình sản xuất Steve Jobs đã bất ngờ hoãn lại và tạo ra một nhóm phát triển riêng cho dòng máy Mac.

 

 

 

Để rồi khi chính thức ra mắt vào năm 1983, Lisa mang rất ít đặc điểm của phiên bản đầu tiên: 2 ổ đĩa, CPU Motorola 68000, 1MB Ram và ổ gắn ngoài 5MB. Nó thậm chí còn có khả năng xử lý đa nhiệm, một bước nhảy vọt thời bấy giờ, tuy nhiên chính điều này làm cho Lisa trở nên hết sức chậm chạp. Một lý do thất bại nữa chính là cái giá của nó, Apple đã bỏ ra 50 triệu USD để nghiên cứu và phát triển thiết bị này, vì vậy họ buộc phải đẩy giá của Lisa lên đến 10.000 USD. Yếu tố cuối cùng chính là sự ra đời của Macintosh vào năm 1984, một thiết bị rẻ hơn nhưng cũng có giao diện tương tác đồ họa và chuột. Lisa sau này ra thêm 2 phiên bản nữa nhưng vẫn không thể vớt vát được bao nhiêu, để rồi Apple phải chấm dứt dòng máy này vào năm 1986.

 

2. NeXT

 

Steve Jobs rời Apple năm 1985 sau màn ra mắt Macintosh ấn tượng. Năm 1987, ông lập ra công ty máy tính NeXT, một công ty phát triển theo hướng máy tính giá rẻ dành cho nghiên cứu khoa học. Ông thiết kết máy NeXT dưa theo bộ xử lý của Motorola và chạy hệ điều hành Unix. Jobs tin rằng NeXT có thể đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của các nhà khoa học bởi nó mạnh hơn cả Mac nhưng lại rẻ hơn nhiều.

 

 

 

NeXT đã gây được tiếng vang lớn với thiết kế khối hộp màu đen, bộ xử lý 33Mhz, mạnh hơn đa số máy tính thời bấy giờ. Nhưng giá của nó vẫn lên đến 6.000 USD và gần như không có một phần mềm hữu dụng nào. Steve Jobs bỏ tiền túi của mình để thành lập NeXT, và không lâu sau đó ông cũng “cháy túi”. Ross Perot, một triệu phú đã đầu tư vào công ty của Jobs với số tiền lên đến 10 triệu USD với lãi suất khoảng 16%. Steve Jobs tin rằng với số tiền này thì công ty chắc chắn sẽ thành công, năm sau ông cho xây dựng một dây chuyền có khả năng sản xuất 150.000 thiết bị mỗi năm.

 

Tuy nhiên công ty vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu tiền, Jobs đánh mất dần các mối quan hệ làm ăn, trong đó có cả người bạn Bill Gates. Việc hãng phải mất 1 năm để cho ra phiên bản sửa lỗi là minh chứng rõ ràng cho vấn đề này. Doanh thu dưới mức kỳ vọng của Steve Jobs, trong năm 1993 hãng chỉ bán được khoảng 50.000 thiết bị.

 

Nhưng NeXT vẫn tiếp tục sống sót và được chính công ty cũ của Steve Jobs, Apple mua lại. Tim Berners-Lee đã dùng máy tính của NeXT để phát triển hypertext, ngôn ngữ tạo ra web. Ông đã viết rằng: “Giao diện của NeXT đẹp, hoạt động mượt mà và ổn định. Nó có khả năng tương thích cao và nhiều tính năng mà các PC khác không có như thư thoại.”

 

Rồi cuộc đời ngắn ngủi của NeXT cũng đến hồi kết. Apple lúc đó đang rất cần 1 hệ điều hành mới để thay thế MacOS đang có quá nhiều vấn đề, họ cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với hệ điều hành Unix của NeXT. Ngay trước giáng sinh năm 1996, Apple mua lại NeXT và cả Steve Jobs với giá 400 triệu USD. Bốn năm sau, Apple dưới sự chỉ huy của Steve Jobs cho ra mắt OS/X, hệ điều hành đã dẫn dắt dòng Mac đạt được nhiều thành công cho tới ngày nay.

 

3. Windows ME

 

 

Không hẳn là 1 thiết bị phần cứng, nhưng Windows Me từng được kỳ vọng rất nhiều khi là hệ điều hành đầu tiên hỗ trợ tính năng Universal Plug and Play. Nhưng Windows Millenium Edition (ME) thực tế lại tương thích rất kém so với người tiền nhiệm là Windows 98. Một hệ điều hành có quá nhiều khuyết điểm như vậy cần nhanh chóng được sửa chữa, tuy nhiên đây lại là một công việc rất khó khăn, Microsoft vài năm sau mới có thể cho ra XP để khắc phục lại những yếu điểm này. Windows ME có quá nhiều bất ổn khiến cho các driver rất khó dùng, chỉ trừ với một vài người dùng Windows kinh nghiệm. Một bài viết trên PCWorld đã châm biếm Windows ME là Windows Mistake Edition (phiên bản lỗi) và xếp hệ điều hành này đứng thứ 4 trong danh sách “Những sản phẩm công nghệ tồi nhất trong lịch sử.”

 

4. Apple Newton

 

Ra mắt năm 1990, Newton là nỗ lực của Apple để đánh bại Penpoint – một hệ điều hành được phát triển bởi GO Corporation. Apple quảng cáo rằng Newton có thể nhận dạng chữ viết tay, tuy nhiên có lẽ hãng đã thổi phồng quá đáng hệ điều hành của họ. Larry Tesler, một trong những người tham gia phát triển Newton đã phát biểu vào năm 2001 –“Nhóm marketing muốn gây sự chú ý của người dùng với những lời nói có cánh, mặc dù họ biết rằng sản phẩm này không thể đáp ứng được tính năng đó. Khi tôi nhìn vào kế hoạch quảng cáo của nó, tôi biết rằng Newton sẽ bị dập tơi bời.”

 

 

Newton phiên bản 2 ra mắt sau đó với vài cải tiến mới, nhưng cũng bị đánh bại bởi hệ điều hành Palm Pilot, vốn tập trung nhiều hơn cho người dùng mong muốn một thiết bị cầm tay giá rẻ. Palm đã đạt được nhiều thành công trong thị trường này, sau đó Microsoft cũng chen chân vào với Windows CE.

 

Newton vẫn tiếp tục được cải tiến nhưng mọi nỗ lực đã là quá muộn, sản phẩm này bị dừng phát triển vào năm 1993. Đây là điểm đánh dấu sự tham gia của Apple vào thị trường di động, cho đến khi iPhone đưa Apple quay trở lại và đạt được thành công rực rỡ.

 

5. Atari Jaguar

 

Nhằm cạnh tranh với các dòng máy console của Sega và Nintendo, Atari cho ra mắt Jaguar với kỳ vọng một lần nữa thống trị các dòng máy chơi game. Nhưng thiết bị ra đời năm 1993 này là cả một thảm họa. Việc viết phần mềm cho Jaguar là cực kỳ khó, dẫn đến việc có quá ít game dành cho hệ máy này, và các gamer cũng phàn nàn rằng bộ điều khiển 15 nút của máy quá khó dùng.

 

 

 

Atari tuyên bố rằng Jaguar là máy console 64-bit duy nhất, một tuyên bố bị rất nhiều người nghi ngờ bởi máy chỉ có cấu trúc 32-bit. Jaguar chính thức chết khi mà Sony cho ra dòng máy console huyền thoại có tên PlayStation vào năm 1994. Jaguar ngừng sản xuất vào năm 1995 và đặt dấu chấm hết cho thời kỳ hoạt động của Atari trên thị trường máy console.

 

Tham khảo TheTelegraph

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét