Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

10 tượng đài công nghệ thế giới được đặt tên thế nào?

Dưới đây là 10 biểu tượng công nghệ thế giới từ Wikipedia cho đến iPod - và cách người ta đã đặt tên cho chúng.

 

10. Ipod

 

 

Vào năm 2001, S.Job cùng iMac dẫn đầu mở ra cuộc chiến cho sự trở lại của Apple. Job muốn tạo ra một tiện ích mà iMac chính là trung tâm của tiện ích đó. Vinnie Chieco, một nhân viên quảng cáo được mời về Apple để tìm cách quảng bá sản phẩm máy nghe nhạc mới của hãng. Sau khi nhìn thấy nguyên mẫu sản phẩm, Vinnie Chieco bất thần trên concept của S. Job về trung tâm máy tính (iMac) hay còn gọi là trung tâm của các tiện ích. Đột nhiên, ông nhớ đến một câu trong bộ phim “2001: Space Odyssey “Open the pod bay door, Hal”, và gọi sản phẩm máynghe nhạc mới là Pod với ý tưởng iMac là trung tâm vũ trụ và các Pod là những con tàu cung cấp nhiên liệu. Ông thêm chữ “i” vào đầu để biểu thị đây là một phần của iMac.

Cái tên iPod ra đời như vậy đấy.

 

9. BlackBerry

 

 

 


Research In Motion đã mời Lexicon Branding đặt tên cho thiết bị email không dây mới của mình vào năm 2001. Lexicon đưa ra một loạt những cái tên có liên quan đến từ “e-mail” được tìm ra bởi các nhà nghiên cứu, và áp lực ngày càng tăng. Khi đó, chủ tịch của Lexicon David Placek đã cho rằng nên tập trung vào một cái gì đó “tự nhiên hơn, giải trí nhiều hơn, và vui tươi hơn để giảm áp lực”.

Khi một người nào đó chỉ ra rằng những phím nhỏ trên thiết bị của RIM nhìn giống như một bộ sưu tập các hạt giống. Lexicon bắt đầu khám phá ra những cái tên khác nhau đặt theo tên trái cây như: Dâu tây, dưa hấu, và phân loại thêm các loại rau, cuối cùng dừng lại ở cái tên “BlackBerry” – một từ nghe rất vui tai và nhắc nhở người ta nghĩ đến màu đen của thiết bị tại thời điểm đó với tiền tố “Black”.

Tên của sản phẩm này đã trở thành một thương hiệu điện thoại di động nổi tiếng – BlackBerry.

 

8. Firefox

 

 

 

Các dự án Firefox được bắt đầu là thử nghiệm bởi Mozilla với một nhánh mới gọi là “Mozilla browser”. Lần đầu xuất hiện vào năm 2002 cái tên Phonix của dự án buộc phải thay đổi vì vướng phải một vụ tranh chấp bản quyền thương hiệu. Cái tên thứ hai “Firebird” vừa mới hình thành đã phải hứng chịu rất nhiều phản đối và cũng buộc phải thay đổi do áp lực từ máy chủ cơ sở dữ liệu Firebird đang tồn tại tại thời điểm đó.

Cuối cùng, Mozilla đã đặt tên cho dự án là Firfox – một cái tên khác của gấu trúc đỏ. “Thật dễ nhớ, nó nghe rất hay và là một cái tên duy nhất trong ngành công nghiệp máy tính. Chúng tôi thích nó”.

 

7. ThinkPad

 

Các máy tính xách tay ThinkPad của IBM được giới thiệu vào năm 1992 ngay lập tức đã trở nên nổi tiếng đình đám. Tuy nhiên việc đặt tên cho thiết bị đã tạo nên sự hỗn loạn trong công ty. “Think” là khẩu hiệu được IBM sử dụng trên các thiết bị notepad được hãng sản xuất, và phân phối trong những năm 1920.

 

 

 

 

ThinkPad là cái tên đã được đề xuất bởi một nhân viên tên là Denny Wainwright của IBM . Anh ta cũng có một chiếc Think trong túi. Cái tên đó đã không nhận được sự chấp thuận của hội đồng lãnh đạo IBM bởi đã có một loạt hệ thống danh pháp được cân nhắc.

Tuy nhiên, phó chủ tịch IBM đã bỏ qua công ty để công bố tại một sự kiện báo chí cái tên “ThinkPad” và nhận được sự thích thú từ giới báo chí. Máy tính xách tay đã tạo nên lịch sử của IBM, đồng thời chỉ có những chiếc máy tính này mới nhận được chứng nhận được sử dụng trên Trạm vũ trụ quốc tế. Sau đó nó được bán cho Lenovo.

 

6. Twitter

 

Cái tên Twitter được xuất hiện từ sự kiện “daylong brainstorming session” được tổ chức bởi các thành viên của hội đồng quản trị San Francisco bắt đầu từ Odeo. Tên mã ban đầu cho ý tưởng được người sáng lập Jack Dorsey đưa ra là twttr, người đồng sáng lập đã nhắc nhở ông về sự giao tiếp của các loài chim, “sự bùng nổ của thông tin”… “mọi người đang hát líu lo, và có một thời gian tuyệt vời”.

 

 

 

Dorsey cho biết “chúng tôi sử dụng từ Twitter”, đầu tiên chỉ như một định nghĩa sự nổ tung của những thông tin giao tiếp vụn vặt bắt nguồn từ loài chim.

Sau đó họ đã phát triển sản phẩm của mình thành một phương thức giao tiếp mạnh mẽ, một diễn đàn nhanh chóng trở thành một trang web hàng đầu thế giới.

 

5. Windows 7

 

Cái tên Windows 7 được phát hành sau sự thất bại của người tiền nhiệm Vista. Windows 7 có vẻ như không liên quan gì đến triết lý đặt tên của công ty. Mike Nash – một nhân viên kì cựu của Microsoft cho biết “nói một cách đơn giản, đây là phiên bản thứ 7 của Windows, vì thế Windows 7 phải có ý nghĩa”.

 

 

 

 

 

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Microsoft nên lạc quan, tin tưởng số 7 sẽ mang đến nhiều điều may mắn cho hệ điều hành này. Đó là một chiến thắng thực sự cần thiết sau thất bại của Vista.

 

4. Mac OS X

 

Hệ điều hành mà Apple sử dụng, Mac đã được đổi tên là OS X. OS X chính là phiên bản thứ 10 của hệ điều hành Mac được Apple đưa ra, con số X được đặt tên theo chữ số La Mã. Tuy nhiên, người dùng thường nhầm lẫn con số “X” này với chữ cái trong tiếng Anh.

 

 

 

Một điều thú vị là mỗi tên mã thành công của hệ điều hành này đều được đặt theo tên của các loài động vật: Sư tử, báo, hổ, báo hoa mai, báo đốm mỹ như một chiến lược tiếp thị cực kỳ hiệu quả của người khổng lồ công nghệ Califonia.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng Apple đã lấy tên hệ điều hành này từ ý tưởng của một nhà sản xuất vi tính người Anh có tên Mac-clone. Mac – Clone là nhà sản xuất hãng máy tính Shaye nổi tiếng vào giữa những năm 1990, và đó cũng từng là một đối thủ của Apple.

 

3. Android

 

Hệ điều hành Smartphone phổ biến nhất trên thế giới hiện nay do Andy Rubin – Người sáng lập ra Android Inc và được Google mua lại năm 2005. Theo Nick Sears – Người đồng sáng lập Adroid thì Andy Rubin là một người rất yêu Robot.  

 

 

 

 

Nick Sears chia sẻ “Bạn nên có một chút cận thận khi ở bên Andy Rubin và những con rô bốt của anh ta, tôi đã từng nhìn thấy con chó của anh ta tấn công những con robot của anh ta”.  Không có gì ngạc nhiên khi anh ta đặt tên cho hệ điều hành này. Android chính là sự kết hợp một nửa tên của anh ta và “droid” – chính là robot.

 

2. Wikipedia

 

Thuật ngữ “Wikipedia” được Larry Sanger – một nhà đồng sáng lập đưa ra.

 

 

 

 

Tên “Wiki” có nguồn gốc từ Haiwai, nó có nghĩa là “nhanh”. Ngoài ra “Wiki” cũng là một công nghệ thiết lập sự liên kết giữa các trang Web với nhau. Theo Sanger “Wikipedia” là một từ được ghép bởi “Wiki” với “Pedia” – tên gọi truyền thống của từ điển bách khoa.  Tuy nhiên, tên gọi “Wikipedia” đã được người dùng sử dụng rộng rãi và mỗi tháng số người truy cập Website này lên đến hàng tỷ người.

 

1. Google

 

Có hai tên đặt khá lí thú được đưa ra trong buổi lễ đặt tên cho công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới – Google.

 

 

 

 

Tên đầu tiên được đặt “Googol” là do Larry Page và Sergey Brin đưa ra, có nghĩa là số 1 đi sau 100 số 0. Nhưng khi làm báo cáo cho dự án, một nhà đầu tư đã kiểm tra tên “Googol” trên máy tính và kết quả trả về “Google” và đó là cái tên được dùng cho đến hiện nay.

Tên thứ hai được đưa ra trong một trường hợp nhầm lẫn khá thú vị. Khi các nhà đồng sáng lập tìm kiếm tên “Googol” trên máy tính thì họ lại nhầm lẫn phát âm từ “Googol” thành “Google” và đăng ký tên miền trên trang Web là “Google”. Larry Page và Sergey cũng thích nên đã quyết định giữ tên đặt là “Google”.

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét